Đạp xe có tác dụng gì với sức khỏe? 8 lợi ích của việc đạp xe

Với sự phát triển của xã hội hiện đại, các vấn đề liên quan đến sức khỏe, vóc dáng được nhiều người quan tâm hơn rất nhiều. Bên cạnh các môn thể thao như nhảy dây, đánh cầu lông, bóng đá, thì đạp xe cũng mang lại rất nhiều lợi ích để cải thiện thể chất. Bài viết này, hãy cùng pedrinhofonseca.com phân tích xem đạp xe có tác dụng gì đối với sức khỏe nhé! 

I. Giảm nguy cơ ung thư

Một nghiên cứu đã được thực hiện trên nhiều tình nguyện viên và cho kết quả rằng việc đạp xe có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư rất nhiều. Chính vì thế mà đây là bài tập mà tổ chức y tế quốc gia Anh đã khuyến nghị mọi người nên thực hiện việc đạp xe vào quá trình vận động trong cơ thể để hạn chế mắc các bệnh hiểm nghèo gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của chúng ta.

II. Tăng cường sức khỏe tim mạch

Để trả lời câu hỏi đạp xe có tác dụng gì đối với sức khỏe? Đáp án chính là giúp tăng cường sức khỏe tim mạch bởi khi bạn tập thể dục, tim sẽ đập nhanh hơn, tăng cường khả năng bơm máu của cơ thể. 

Ngoài ra, bạn cũng sẽ giúp huyết áp trong cơ thể luôn giữ ở mức ổn định, giảm thiểu nguy cơ mắc cách bệnh như đột quỵ, huyết áp cao, huyết áp thấp đe doạ sức khỏe và tính mạng.

Đạp xe giúp tăng cường sức khỏe tim mạch bởi khi bạn tập thể dục, tim sẽ đập nhanh hơn, tăng cường khả năng bơm máu của cơ thể

III. Giảm cân 

Giảm cân là bài toán đau đầu mà nhiều người đang gặp phải trong xã hội hiện đại ngày nay. Nguyên nhân là bởi do cuộc sống ngày càng tiện nghi, con người có xu hướng lười lười vận động, ăn uống dư thừa năng lượng và ngồi quá nhiều khiến cân nặng càng ngày càng tăng lên, gây mỡ thừa tích tụ ở nhiều nơi trên cơ thể. Chính vì thế mà bạn cần phải vận động mỗi ngày để hạn chế quá trình tích mỡ. 

Đạp xe giúp kiểm soát cân nặng, hỗ trợ giảm cân và duy trì vóc dáng thon thả. Đạp xe là một môn thể dục thể thao được nhiều người ưa chuộng trong giai đoạn hiện nay bởi nó sẽ giảm lượng mỡ trong cơ thể, giúp bạn có được cân nặng như mong muốn, tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể. 

Tăng cường đạp xe thường xuyên giúp xây dựng cơ bắp, đốt cháy năng lượng, tiêu hao calo do nó kích thích nhiều cơ quan trọng cơ thể phải hoạt động, từ đó chuyển hóa mỡ thừa trong cơ thể.

Tăng cường đạp xe thường xuyên giúp xây dựng cơ bắp, đốt cháy năng lượng, tiêu hao calo

IV. Cải thiện sức khỏe tinh thần 

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên trong đó có đạp xe sẽ giúp bạn có được sức khỏe tinh thần cao hơn so với những người không thường xuyên hoạt động. Nguyên nhân là bởi khi đạp xem các adrenaline và endorphin được tiết ra ngoài cơ thể, giúp bạn sảng khoái, phấn chấn hơn sau mỗi giờ tập luyện.

Đạp xe mang đến nhiều lợi ích mà các môn thể thao tập luyện trong nhà không thể nào có được đó là việc khám phá các khung đường mới, nhìn ngắm thiên nhiên, cảnh quan để giúp bạn hiểu biết, mở mang tầm nhìn, yêu đời và tràn đầy năng lượng sống. 

V. Tác động lên các khớp, giảm nguy cơ chấn thương

Đạp xe có lợi ích rất lớn đến hệ xương khớp, giúp củng cố hệ xương thêm phần chắc khỏe, đặc biệt là ở vùng khớp gối. Đầu gối được hoạt động theo từng nhịp đều đặn, có thêm sự hỗ trợ của xương, gân và dây chằng sẽ làm tăng sự đàn hồi, dẻo da, khiến bạn hạn chế được những cơn đau làm phiền.

Khác với các môn thể dục như chạy bộ, vận động mạnh khiến đôi chân phải gánh hoàn toàn phần trọng tâm cơ thể thì đi xe đạp sẽ giúp bạn hạn chế được tình trạng này. Nếu so với người chạy bộ và người đạp xe thì nguy cơ tổn thương cơ bắp giữa hai nhóm này hoàn toàn trái ngược nhau. Người chạy bộ có nguy cơ tổn thương cơ bắp nhiều hơn 133–134% so với người đạp xe nên đây chính là sự lựa chọn tuyệt vời cho những ai gặp phải vấn đề về xương khớp. 

VI. Giúp phổi khỏe mạnh hơn

Đạp xe không chỉ tăng cường sức khỏe tim mạch mà còn cải thiện hiệu suất hoạt động của phổi. Tuy nhiên, bạn nên căn cứ vào sức khỏe tim phổi của bản thân để thiết kế liệu trình tập luyện với tần suất và mức độ hợp lý. Đối với những người có thể trạng yếu hoặc có bệnh hô hấp tập những môn này dễ gây áp lực nặng nề lên phổi, dẫn đến tác dụng ngược. 

Đạp xe với tốc độ chậm, thong dong giúp cơ thể chúng ta đực thự giảm nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả vận động nên bạn có thể vận động nó mỗi ngày mà không lo ảnh hưởng quá nhiều đến thể trạng sức khỏe nhé.

Đạp xe không chỉ tăng cường sức khỏe tim mạch mà còn cải thiện hiệu suất hoạt động của phổi

VII. Giúp điều trị bệnh tiểu đường 

Thông qua lợi ích kiểm soát cân nặng, đạp xe cũng góp phần làm giảm khả năng các bệnh về tiểu đường hơn. Khi chúng ta vận động, cơ thể sẽ đốt cháy mỡ hiệu quả, kiểm soát lượng đường trong máu, glucose trong máu sẽ được các tế bào hấp thụ để chuyển hóa thành các năng lượng hữu ích. Chính vì thế mà những người có chỉ số đường huyết trong cơ thể cao, người mắc bệnh tiểu đường type2 thường được các bác sĩ khuyên nên vận động bằng cách đạp xe để giảm áp lực lên đôi chân. 

Chỉ cần bạn dành ra 30% đạp xe mỗi ngày sẽ làm giảm được 40% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. 

VIII. Cải thiện khả năng thăng bằng

Lợi ích của việc đạp xe mà có lẽ ít người biết đến nhất chính là giúp chúng ta cải thiện được khả năng thăng bằng. Khi bạn đạp xe cần có sự tập trung để giữ cho cơ thể làm sao không bị đổ về phía một bên để vững vàng bước về phía trước. 

Đối với nhiều cung đường dốc, khúc khuỷu, bạn phải biết phối hợp nhiều bộ phận trong cơ thể để làm sao không bị ngã. Theo thời gian, khả năng giữ thăng bằng của cơ thể bạn sẽ giảm đi nên bạn cần vận động đều đặn, cải thiện sức khỏe mỗi ngày thông qua hoạt động đạp xe nhé.

Tổng kết

Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc đạp xe có tác dụng gì đối với sức khỏe mà nhiều người quan tâm. Mong là bài viết này đã cung cấp cho bạn cái nhìn đầy đủ, khách quan nhất về lợi ích của môn thể thao tuyệt vời này.