Nếu là người theo dõi bóng đá thì chắc chắn bạn đã quá quen với những bàn thắng gây tranh cãi nảy lửa giữa hai đội bởi ranh giới của tình huống bóng sát sao đến từng đường kẻ rồi chứ nhỉ?
Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ hiện đại, công nghệ goal line được sinh ra để giải quyết bài toán hóc búa cho dù sự chênh lệch có đến từng mi-li-met. Vậy công nghệ Goal line là gì? Có những loại Goal line nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của pedrinhofonseca.com nhé!
I. Goal line là gì?
Goal line là việc sử dụng các công nghệ hỗ trợ để xác định xem liệu một bàn thắng đã được ghi vào lưới bởi cầu thủ hay chưa. Cụ thể đó là phương pháp để xác định bóng đã hoàn toàn vượt qua vạch vôi chưa mà mắt thường rất khó quan sát được.
Công nghệ Goal line không phải đơn thuần là một loại máy móc mà thực ra nó là tổ hợp gồm nhiều loại thiết bị có mục đích nhân diện và phân tích dữ liệu đường đi, vị trí của bóng so với vạch khung thành phần định bàn thắng.
Với sự giúp đỡ của công nghệ Goal line này thì kết quả được đưa đến trọng tài chính một các nhanh và chính xác nhất.
II. Công nghệ Goal line có từ khi nào?
Nếu để so sánh với các công nghệ được dùng trong các môn thể thao khác, công nghệ goal-line chỉ mới được áp dụng gần đây trong bóng đá, tuy nhiên độ tối ưu và hiệu quả của nó thì gần như tuyệt đối.
Tháng 7 năm 2012, Hội đồng Liên đoàn bóng đá quốc tế IFAB đã chính thức cho phép sử dụng công nghệ goal-line trong Luật bóng đá.
Công nghệ Goal line không bắt buộc do chi phí đắt đỏ. Nó được sử dụng chủ yếu trong các giải đấu lớn. Hiện tại, công nghệ này mới chỉ được áp dụng tại các giải vô địch quốc gia hàng đầu châu Âu, và các giải đấu quốc tế lớn như World Cup, EURO, Copa America,…
Những nền bóng đá chưa có điều kiện để áp dụng những công nghệ tối cao này thì mọi quyết định trên sân sẽ phải dựa vào người cầm cân nảy mực là trọng tài quyết định.
Goal line được FIFA công nhận và giá cả còn đắt hơn cả công nghệ video hỗ trợ trọng tài VAR. Sở dĩ công nghệ này khó tiếp cận đến các giải đấu khác hạn chế về kinh tế là do công nghệ này đòi hỏi điều kiện về sân bãi cũng như cơ sở hạ tầng phải rất tốt, kèm theo là các thiết bị đi cùng cũng phải rất chính xác gần như tuyệt đối.
Ai cũng biết ứng dụng công nghệ vào bóng đá sẽ là phương pháp để giảm thiểu những trường hợp tranh cãi nảy lửa nhưng. Tại Việt Nam, công nghệ video hỗ trợ trọng tài VAR đã được áp dụng ngay từ vòng 3 giai đoạn 2 V-League 2023 chứ chưa có điều kiện để có thể áp dụng công nghệ Goal line này.
III. Những loại goal line phổ biến
Goal line là một loại công nghệ sử dụng phổ biến trong bóng đá nhằm nâng cao chất lượng của giải đấu bóng đá. Hiên có 2 loại công nghệ Goal line được công nhận và áp dụng bởi liên đoàn bóng đá thế giới FIFA gồm camera nhận biết và cảm biến từ trường.
1. Camera nhận biết
Đây là loại phổ biến nhất hiện nay bởi những đặc tính tối ưu của nó. Được biết công nghệ này sẽ sử dụng 14 camera tân tiến lắp xung quanh khu sân vận động ở nhiều vị trí khác nhau. Với 7 chiếc camera hướng về mỗi khung thành.
Tất cả những camera này đều làm nhiệm vụ đó là tập trung ghi lại những hình ảnh chuyển động xung quanh trái bóng với tốc độ cao và độ chính xác gần như tuyệt đối để đưa ra kết luận cuối cùng là trái bóng đã nằm gọn sau vạch vôi hay chưa.
Ngoài số lượng camera hoạt động nhiều thì camera này còn có chức năng tối ưu hiện đại bởi thu được tường tận đến những điểm ảnh bé nhất trên cầu môn, với tốc độ bóng có thể lên đến 120 km/h.
14 camera sẽ hoạt động đồng thời nên cho dù có cầu thủ nào che lấp đi đường bóng thì những camera còn lại vẫn sẽ quan sát được hình ảnh sắc nét nhất. Hình ảnh từ các camera sẽ được truyền về máy chủ của ban tổ chức để căn cứ vào đó mà xác định trái bóng đã thực sự lăn qua vạch vôi khung thành hay chưa. Sau khi có kết quả, thông thường máy quay của ban tổ chức sẽ công chiếu hình ảnh lên khán đài để người xem có được kết quả chính xác.
Nếu bóng đã đi qua vạch vôi thì tính hiệu thông báo sẽ được gửi tới qua tai nghe hoặc đồng hồ thông minh của trọng tài để được công nhận chính xác nhất.
2. Cảm biến từ trường
Cụ thể, việc xác định bóng đã đi vào lưới hậu chưa được một cảm biến được “cấy” vào trung tâm chính giữa của quả bóng và nằm gọn gàng sau lớp vỏ bóng.
Việc còn lại là ban tổ chức sân xây dựng một vùng từ trường bằng cách chôn những đường dây điện quanh khu vực penalty và sau vạch vôi để tạo thành một mạng lưới nhằm kết nối chúng với nhau.
Cảm biến bên trong bóng rất bền bỉ, chịu được những cú đá với sức mạnh kinh hoàng mà không lo hề hấn. Khi tình huống bóng cần xác định vào gôn hay không thì công việc của từ trường và tín hiệu phân tích sẽ làm nhiệm vụ phân tích đánh giá để cho ra kết quả.
Dù cũng là phương pháp xác định bóng vào lưới có độ chính xác cao nhưng cách thức này chưa được đánh giá cao về mặt chuyên môn bằng camera nhận biết.
IV. Tổng kết
Bóng đá là môn thể thao vua luôn thu hút được đông đảo sự quan tâm của người hâm mộ cho nên việc áp dụng những công nghệ vào để đảm bảo độ chính xác là điều tất yếu.
Tuy nhiên, bạn đừng nhìn vào những ảnh hưởng to lớn của công nghệ mà phủ nhận vai trò của trọng tài. Suy cho cùng họ cũng chỉ là người trần mắt thịt, không thể nào bao quát được hết toàn bộ những tình huống bóng trên sân. Chính vì thế mà công nghệ goal line sinh ra để đảm bảo tính công bằng cho hai đội, nâng cao chất lượng của giải đấu đồng thời tránh những tranh cãi không đáng có, giúp người xem tận hưởng những pha bóng đẹp mắt nhất.